Giới thiệu về Canada
Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, nằm tại cực bắc của Bắc Mỹ. Đất nước này có tổng thể 10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh thổ, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, đồng thời giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc.
Canada giáp với Mỹ ở phía nam, giáp với tiểu bang Alaska của nước này ở phía tây bắc. Ngoài ra đất nước lá phong đỏ còn chung đường biên giới với Đan Mạch và Pháp.
Canada hiện nay là một trong những đất nước có chất lượng sống cao nhất trên thế giới, nằm trong top 3 các quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài đến ở và định cư (bảng xếp hạng công bố năm 2019). Đây cũng là đất nước có chất lượng giáo dục hàng đầu trên thế giới, với nhiều trường đại học thuộc vào top tiêu chuẩn quốc tế đang nằm ngay tại đây.
- Khí hậu: mùa hè (21 độ – 30 độ C), mùa thu và mùa xuân se lạnh (16 – 24 độ) còn mùa đông rất lạnh (tùy nơi, tuyết có thể rơi liên tục trong nhiều tháng)
- Thủ đô: Ottawa
- Thành phố lớn nhất: Toronto
- Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Pháp
- Diện tích: 9.984.670 km2 (lớn thứ 2 thế giới)
- Dân số: 37.242.571 người
- Đơn vị tiền tệ: đô la Canada (CAD)
- Thể chế chính trị: Liên bang nghị viên dân chủ đại nghị và quân chủ lập hiến (đứng đầu là thủ tướng). Các tỉnh chịu sự quản lý của chính quyền liên bang nhưng có tính tự chủ cao, quy định cũng vì thế mà có sự khác biệt giữa các khu vực
THỜI TIẾT 4 MÙA RÕ RỆT
Canada có diện tích lớn trải dài khắp Bắc Mỹ, phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Alaska – bang có khí hậu giá lạnh nhất Hoa Kỳ, bởi vậy không ít người có ấn tượng rằng quốc gia này có khí hậu vô khắc nghiệt, lạnh quanh năm và quá sức chịu đựng của người Việt – vốn quen với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Sự thật là khí hậu Canada chia xuân, hạ, thu, đông rõ rệt; dù thời tiết của mỗi vùng một khác nhưng bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm 4 mùa tại quốc gia này. Vào mùa đông, Canada có khí hậu lạnh khô nên chỉ cần chú ý giữ ấm cho cơ thể là có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề sức khỏe.
“THIÊN ĐƯỜNG” ĐỒ ĂN ĐA DẠNG
Canada không chừng sẽ thỏa mãn được “tâm hồn ăn uống” của bạn, dù nền ẩm thực quốc gia này vốn bị lãng quên đầy đáng tiếc trên bản đồ thế giới.
Nếu sống ở Quebec, hãy thử ăn món Poutine – sự kết hợp hoàn hảo giữa khoai tây chiên, nước xốt thịt bò và phô mai béo ngậy, được coi là món “quốc hồn quốc túy” với nhiều người. Sang Montreal, bằng mọi giá phải ăn bánh vòng nướng trong lò củi và Shish Taouk (gà xiên que) – món ăn đường phố dễ kiếm nhất ở thành phố này. Ngoài ra, sự đa dạng dân cư còn kéo theo nền ẩm thực phong phú, bạn hoàn toàn có thể tìm được đồ ăn Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và thậm chí là cả Việt Nam ở các thành phố lớn.
LÀM QUEN VỚI HAI NGÔN NGỮ
Đừng ngạc nhiên khi bạn hỏi bằng tiếng Anh và nhận được câu trả lời bằng… tiếng Pháp trên đất Canada. Quốc gia này sở hữu hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp. Đặc biệt, nếu địa điểm du học của bạn “tọa lạc” tại tỉnh Quebec, hãy chuẩn bị tinh thần học tiếng Pháp bởi 80% dân số ở đây sử dụng ngoại ngữ này.
VÔ VÀN LỰA CHỌN VỀ CHỖ Ở
Du học sinh tại Canada có thể yên tâm bởi quốc gia này có vô số lựa chọn về nơi ăn chốn ở với giá cả phải chăng, gồm 4 hình thức chính là thuê nhà, homestay, kí túc xá và nhà nghỉ (hostel).
Sống tại ký túc xá có ưu điểm đảm bảo về an ninh, dễ dàng tới trường cũng như tận hưởng không khí nháo nhiệt của đời sống sinh viên, tuy nhiên không phải ai cũng có may mắn được nhà trường chấp nhận. Tuy vậy, không thiếu các lựa chọn khác hợp với túi tiền du học sinh như thuê chung căn hộ (có giá từ 700$ cho một phòng đôi), hay lựa chọn ở homestay – vừa có không khí gia đình, vừa giúp bạn rèn luyện khả năng ngôn ngữ khi sống chung với người bản xứ.
HỆ THỐNG VIỄN THÔNG HIỆN ĐẠI
Du học sinh tại đa số các đại học ở Canada được ưu tiên sử dụng wifi miễn phí trong khuôn viên trường học. Tại nhà riêng và các căn hộ, bạn hoàn toàn có thể lắp đặt internet tốc độ cao với giá cả phải chăng hơn “người láng giềng” Mỹ.
Phương tiện di chuyển
Những điều cần biết khi du học Canada rằng tại đây có cơ sở vật chất hiện đại và hệ thống phương tiện giao thông rất phát triển. Vì thế khi đến đây bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức di chuyển khác nhau. Ngoài ra hầu hết các thành phố và thị trấn tại Canada đều có sân bay. Nếu bạn vừa muốn di chuyển vừa muốn ngắm cảnh thì tàu lửa cũng là một lựa chọn rất hợp lý. Ngoài ra để tiết kiệm, bạn có thể kiểm tra thời gian mà tàu khởi hành, có thể mua vé tàu thông qua các trang web vì mức giá khi đặt mua trên web sẽ thấp hơn khi mua trực tiếp ở quầy. Theo các du học sinh tại đây, phương tiện giao thông được ưa chuộng nhất là xe buýt và tàu điện ngầm. Xe buýt là một phương tiện công cộng khá thích hợp để bạn có thể ngắm cảnh và đi du lịch trong thành phố. Để tiết kiệm chi phí bạn có thể mua vé theo tháng với chi phí khoảng 112 CAD và mua vé theo tuần với giá khoảng 30 – 40 CAD. Ưu điểm của tàu điện ngầm là có nhiều đường tàu đa dạng, nhanh hơn các phương tiện khác như xe hơi hoặc xe buýt và đặc biệt là không chịu ảnh hưởng của thời tiết. 3 thành phố được đầu tư hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất là Toronto, Montreal và Vancouver. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn một số phương tiện di chuyển khác như xe đạp, taxi,…
Tài khoản ngân hàng và những điều cần biết
Khi đi du học, bạn phải đảm bảo rằng khi đến nơi bạn đã có sẵn tiền trong tài khoản vì thế bạn nên mở cửa tài khoản trước khi đi du học. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cho phép bạn đăng ký và mở tài khoản trực tiếp trên website. Bạn chỉ cần điền mẫu đơn đăng ký online và cung cấp số hộ chiếu để hoàn thành thủ tục. Khi đặt chân đến Canada, bạn chỉ cần đưa hộ chiếu cho ngân hàng để có thể thực hiện các giao dịch. Ngoài ra, bạn sẽ nhận được 1 thẻ ghi nợ với số tài khoản của mình. Bạn cũng có thể đăng ký với ngân hàng thông ứng dụng ngân hàng điện tử hoặc gọi điện trực tiếp. Bạn cũng có thể đến trực tiếp ngân hàng để đăng ký mở thẻ. Trong trường hợp này bạn nên đăng ký ngay trong vòng 6 tháng khi đến Canada. Cũng giống như đăng ký online bạn cần cung cấp thông tin hộ chiếu là có thể mở thẻ. Sau khi mở thẻ bạn sẽ được ngân hàng gửi thẻ thông qua hình thức chuyển phát nhanh. Bạn nên đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử để dễ dàng quản lý tài khoản, thanh toán và chuyển tiền.
Mua bảo hiểm tư nhân tại Canada
Bạn nên mua bảo hiểm sức khỏe tư nhân trước khi được nhà nước cấp bảo hiểm. Vì bảo hiểm tư nhân có thể chi trả một khoản tiền lớn trong trường hợp khẩn cấp trong thời gian bạn chờ đợi bảo hiểm từ chính phủ. Thời gian để được cấp bảo hiểm từ chính phủ có thể kéo dài hơn 3 tháng vì vậy việc có một bảo hiểm tư nhân giúp đề phòng những rủi ro là điều bạn nên nghĩ đến.
Một số lưu ý khác bạn cần biết trước khi du học Canada
Ngoài những lưu ý trên, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:
1 Quần áo và giày dép
Vào mùa đông, thời tiết Canada rất lạnh và thường có tuyết do đó bạn phải chuẩn bị quần áo ấm như: mũ len, khăn choàng,… Ngoài ra, bạn cần mua thêm giày chuyên dụng đi trên băng để tránh bị té ngã. Canada phải đối phó với thời tiết lạnh giá hàng năm nên ngành công nghiệp may mặc, đặc biệt là đồ giữ ấm luôn được chú trọng phát triển. Theo lời khuyên của du học sinh Canada, bạn nên đến Canada mua quần áo ấm vì chất liệu được giữ ấm tốt hơn, chất lượng hơn và giá cũng không quá đắt đỏ. Ngoài ra nếu bạn nhập học vào mùa hè bạn nên chuẩn bị thêm quần áo vào mùa hè. Tuy nhiên tại Canada có rất nhiều đợt giảm giá, bạn có thể mua được rất nhiều quần áo đẹp với mức giá khá rẻ.
2 Thuốc và thực phẩm thiết yếu
Khi mới qua Canada bạn phải đợi từ 1 đến 2 tháng mới được cấp số bảo hiểm y tế, nếu trong trường hợp bạn bị cảm thì chi phí khám chữa bệnh trong khoảng thời gian này rất tốn kém vì vậy bạn nên mang một số loại thuốc cần thiết như: thuốc cảm, thuốc hạ sốt,… và đặc biệt nếu bạn đang phải sử dụng thuốc trong khoảng thời gian dài thì nên đảm bảo mang theo đủ số lượng đến khi quay về Việt Nam. Về thực phẩm, bạn nên mang theo một số đồ ăn đóng hộp, mì gói hay đồ khô để tránh trường hợp mới qua chưa tìm được quán ăn hoặc chưa quen với thức ăn tại Canada.
3 Làm thêm tại Canada
Để kiếm thêm thu nhập và làm quen với người dân bản địa bạn có thể đi làm thêm, tại Canada bạn có thể đi làm thêm tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian học và được làm full-time trong các kì nghỉ. Tuy nhiên, ở một số bang bạn sẽ không được đi làm thêm ngay sau khi mới nhập học. Bạn phải học tại trường ít nhất 6 tháng mới được cấp (work-permit) giấy phép lao động và lúc này bạn mới có thể đi làm thêm.
Với các thông tin về những điều cần biết khi du học Canada trên đây. Du học ETEST tin rằng bạn sẽ tự tin để bắt đầu hành trình mơ ước để chinh phục đất nước lá phong. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thông tin du học tại Du học ETEST, tại đây chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn, giải đáp thắc mắc, hỗ trợ tư vấn chọn ngành, chọn trường, hướng dẫn các thông tin trước khi nhập học. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Du học ETEST đã thành công dẫn dắt học viên của mình nhập học tại hàng trăm trường Đại học top đầu tại Mỹ, Canada, Úc,… Điển hình tại Canada, các học viên của chúng tôi có mặt trên khắp các trường Đại học lớn như University of Toronto, University of British Columbia…
Du học Canada có nên hay không?
1. Chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới
Canada sở hữu nền giáo dục có chất lượng hàng đầu thế giới. Theo bảng xếp hạng “Education Rankings by Country 2019”, Canada tiếp tục (sau nhiều năm liên tiếp) nằm trong top 3 quốc gia có chất lượng hàng đầu thế giới chỉ sau Anh và Mỹ.
Tại Canada, trẻ em từ cấp mẫu giáo đến cấp trung học phổ thông, nếu theo học hệ thống trường công sẽ được miễn hoàn toàn học phí. Mức lương cho giáo viên của Canada cũng xếp vào hàng cao nhất. Đất nước lá phong đỏ coi trọng việc cân bằng chất lượng học hành trên trường cũng như các hoạt động ngoại khóa, năng khiếu ngoài trường.
Bằng cấp của Canada thì khỏi phải nói, luôn được quốc tế công nhận, dù không phải là trường top. Một điều thể hiện được đẳng cấp của Canada, đó chính là việc bạn không nhất thiết phải học trường Đại học top mà có thể chỉ học các trường Cao đẳng thì sau khi ra trường cũng có thể kiếm được việc tại đất nước này.
Tất nhiên là các bạn vẫn phải học hành nghiêm túc và có kết quả học tập tốt. Mình không nói tỉ lệ là 100% nhưng đây không phải là điều không thể mà trên thực tế đã có rất nhiều bạn học Cao đẳng ra và kiếm được việc đúng chuyên ngành tại Canada rồi.
2. Chính sách rộng mở đón sinh viên quốc tế
Canada có hẳn một chính sách khuyến khích du học sinh và người nhập cư đến với quốc gia này. Chính phủ Canada cho rằng, cộng đồng người nhập cư chất lượng nhất chính là dòng người nhập cư tri thức, những người đã theo học tại ngay chính Canada hoặc sở hữu kinh nghiệm làm việc có thể giúp ích cho quốc gia này.
Kế hoạch trong giai đoạn 2018 – 2020 của Canada là chào đón 980,000 người nhập cư nữa đến với đất nước này. Tính đến cuối năm 2018, tổng cộng cũng có đến nửa triệu du học sinh từ khắp nơi trên thế giới đã đặt chân đến đất nước này và có xu hướng tiếp tục tăng trong các năm tới.
Du học sinh Việt Nam hiện nay còn nằm trong 5 nước duy nhất trên thế giới được hưởng lợi từ chương trình visa du học SDS, giảm thiểu thủ tục chứng minh tài chính và thời gian xử lý nhanh gọn hơn. Mình sẽ nói chi tiết trong phần dưới của bài viết.
3. Đất nước làm nên từ sự đa dạng trong văn hóa
Đến Canada, gần như bạn không phải lo về vấn đề bị phân biệt đối xử do cộng đồng người ngoại quốc ở đây, chủ yếu là dân nhập cư, vô cùng đông. Có thể nói cư dân của Canada được cấu thành nên từ nhiều thành phần dân cư khác nhau, đến từ mọi quốc gia trên thế giới.
Khác với các quốc gia khác, Canada luôn tự hào về sự đa dạng trong văn hóa này và coi đây là thế mạnh của quốc gia mình. Có thể nói, cơ hội của người nhập cư tại Canada gần như tương đương với người bản địa, cả trong học tập, làm việc và nhân quyền.
Phần 3: Đi du học Canada cần điều kiện gì?
1. Độ tuổi
Du học Canada không hạn chế về độ tuổi. Các bạn có thể qua đây học từ bậc phổ thông, cũng có thể qua đây học từ bậc Cao đẳng, Đại học.
Nếu các bạn chưa đủ 18 tuổi (hay 19 tuổi theo quy định của một số tỉnh), các bạn sẽ cần có người giám hộ tại Canada. Ai thì có thể trở thành người giám hộ? Đó là những cá nhân từ 21 tuổi trở lên, có quyền thường trú nhân (permanent residence) tại Canada.
Một số bạn sẽ lựa chọn ở homestay để dễ dàng hòa nhập hơn với cuộc sống tại địa phương. Chủ hộ homestay không bắt buộc phải là người giám hộ nhưng nếu cùng một lúc đảm nhiệm hai chức năng thì cũng rất tiện cho các bạn.
Nếu apply vào bậc Cao đẳng, Đại học, độ tuổi tối thiểu là 17 tuổi, không có độ tuổi tối đa, miễn sao các bạn đã tốt nghiệp Trung học phổ thông thì đều được trường chấp nhận.
2. Khả năng học vấn
2.1. Bậc Trung học
Nếu học bậc trung học, các bạn phải làm bài kiểm tra đầu vào, chủ yếu là Tiếng Anh và Toán nhưng nếu tiếng Anh không đạt thì các bạn sẽ được xếp vào lớp học tiếng của trường, còn Toán thì cứ dựa trên chương trình đã học ở Việt Nam sang các bạn cũng có thể làm được.
Tuy nhiên các bạn dù sang ở độ tuổi nào cũng nên có tiếng, như vốn từ và khả năng giao tiếp dắt lưng để có thể hòa nhập với bạn bè – điều tối quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý thích nghi và học tập của du học sinh.
2.2. Bậc Cao đẳng, Đại học
Để thỏa mãn điều kiện tối thiểu để bạn được nhận vào hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học tại Canada là phải tốt nghiệp trung học phổ thông. Điểm phẩy trung bình tổng kết của 3 năm thấp nhất thì mỗi người cũng phải được 6,0.
Nếu đăng ký vào các trường top, các bạn còn có thể phải đáp ứng ở mức điểm phẩy cao hơn.
Nếu bạn nào đang học dở Cao đẳng hoặc Đại học ở Việt Nam, rồi apply sang Canada học tiếp Đại học hoặc Cao học, thì các bạn cần lưu ý rằng, các bạn không nên apply vào học Certificate hay Diploma, mà nên học bằng Degree hoặc apply vào học bậc Sau Đại học (Post Graduate) ở những ngành học có liên quan. Nếu lộ trình học không logic, các bạn có thể vẫn được trường gửi thư mời nhập học nhưng sẽ gặp khó khăn khi xin visa.
3. Khả năng Tiếng Anh
Không chỉ bậc trung học phổ thông mà ở các trường Cao đẳng, Đại học cũng có các cơ sở và các chương trình dạy tiếng dành cho các bạn nào chưa đủ khả năng ngoại ngữ để học lên chuyên ngành. Tùy theo từng cơ sở mà các bạn sẽ có tiêu chuẩn ngoại ngữ đầu vào khác nhau.
Để tuyển sinh cho các chương trình dạy tiếng này, có trường sẽ yêu cầu các bạn làm test đầu vào, có trường sẽ yêu cầu bạn có IELTS tối thiểu là 5.0. Thường thì điều kiện ngoại ngữ khi du học bậc trung học phổ thông sẽ mở hơn so với du học tại các bậc học sau phổ thông.
Còn nếu muốn học thẳng lên chuyên ngành, bậc Đại học các bạn cần tối thiểu là IELTS 6.0. Đối với bậc Sau Đại học thì học chính thức, các bạn lại phải cần IELTS tối thiểu là 6.5.
4. Khả năng Tài chính
Một năm các bạn trung bình sẽ tốn 500 triệu đến 600 triệu (tương đương với 28,700 CAD – 35,000 CAD) cho một năm du học tại Canada. Trong đó có:
- $2,000 – 3,000 CAD cho tiền xử lý hồ sơ và mua vé máy bay từ Việt Nam
- $15,000 – $25,000 CAD tiền học phí một năm
- $10,000 – $15,000 CAD cho tiền sinh hoạt phí một năm (tùy khu vực)
Trong đó, thời lượng học tập sẽ tương ứng như sau:
- Học Certificate: 1 năm – 1,5 năm
- Học Diploma: 2 – 3 năm
- Học Degree: 4 năm
Từ đó các bạn có thể nhân lên để ước lượng khoản tiền các bạn cần phải sử dụng trong những năm du học.
Mở rộng: Các bạn du học sinh sang Canada được phép đi làm thêm nhưng chỉ áp dụng đối với các bạn đang học full-time một chương trình chuyên ngành, trên study permit có ghi rõ rằng các bạn được phép đi làm.
Tuy nhiên, thu nhập của các bạn đi làm đúng luật (không quá 20 tiếng/tuần) cũng chỉ rơi vào khoảng $900 CAD – $1,100 CAD/tháng, chỉ đủ cho tiền phí sinh hoạt. Vì vậy các bạn không thể trông đợi quá nhiều vào việc qua Canada làm thêm là có thể lo đủ tiền học phí hay dư dả gửi tiền về nuôi gia đình được.
5. Visa du học – Study Permit
Có xin được visa du học từ Việt Nam thì các bạn mới có study permit để sử dụng ở nước ngoài. Study permit có thể hiểu là một loại Giấy phép Du học cho phép một cá nhân được phép cư trú ở Canada một cách hợp pháp nhằm phục vụ cho mục đích đi học của bản thân.
Visa du học hiện nay có 2 dạng là visa du học truyền thống và visa du học SDS với điều kiện tài chính nới lỏng hơn và thời gian xử lý hồ sơ nhanh hơn.
Visa của các bạn được chấp thuận thì sẽ được dán trong hộ chiếu của các bạn khi trả kết quả, còn study permit các bạn tiếp tục nhận khi làm hồ sơ nhập cảnh tại sân bay Canada.
Hầu như khi xin visa các bạn sẽ không bị gọi phỏng vấn (nhưng không bị gọi phỏng vấn cũng không đồng nghĩa với việc là bạn đã đỗ). Chỉ một số ít sẽ bị gọi lên phỏng vấn hoặc bị gọi điện kiểm tra, hầu hết là khi có một số chi tiết trong hồ sơ cần được kiểm chứng, chứng minh.
6. Khám sức khỏe
Thường thì sau khi bạn nộp hồ sơ xin visa du học mà chưa có giấy khám sức khỏe thì Đại sứ quán sẽ thông báo để bạn đi khám và bổ sung giấy tờ.
Hiện nay vẫn chưa có một danh sách hay quy định cụ thể nào về những bệnh lý khiến ứng viên bị từ chối. Nhưng học sinh, sinh viên bị nhiễm bệnh truyền nhiễm (bệnh lao, bệnh phong, HIV, các bệnh lây qua đường tình dục,…) hay bệnh da liễu thì cơ hội xin được visa là rất thấp. Các bệnh về gan và phổi thì phải chữa cho khỏi hẵn thì mới có thể đi được.
Phần 4: Hồ sơ du học Canada cần những giấy tờ gì?
1. Giấy tờ bắt buộc
- Hộ chiếu bản gốc còn giấy trống, còn hiệu lực ít nhất 6 tháng kể từ ngày dự kiến sang Canada
- 2 ảnh passport trong vòng 6 tháng (phông trắng, 4×6, mặt sau viết tên và ngày sinh)
- Thư mời nhập học từ một cơ sở DLIs của Canada
- Học bạ, bảng điểm, bằng cấp dịch thuật công chứng
- Phiếu Lý lịch Tư pháp số 2 (đối với các bạn trên 18 tuổi)
- “Certificat d’acceptation du Quebec (CAQ)” đối với các bạn đi du học tại Quebec
- Checklist hay Danh sách Tài liệu (form IMM 5483)
- Các mẫu đơn xin thị thực nhập cảnh du học:
+ Bắt buộc: IMM 1294 và IMM 5707
+ Tùy hồ sơ: IMM 5409, IMM 5476, IMM 5475 và IMM 5646
2. Giấy tờ hỗ trợ
- Giấy tờ hộ tịch: hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc quyết định ly hôn (nếu có)
- Thư giải thích lí do chọn trường, ngành học, thời gian học cũng như kế hoạch, dự định của sinh viên sau khi hoàn tất việc học tại Canada, dự định trở về Việt Nam,… (rất quan trọng hay còn được gọi là Study Plan)
- Bảng điểm, học bạ, tất cả các loại bằng cấp, giấy khen, giấy chứng nhận thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa,…
- Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính của người tài trợ bạn đi du học (bố, mẹ, anh, chị,…)
- Giấy chứng nhận tiền gửi trong ngân hàng/sổ tiết kiệm trong 1 năm vừa qua
- Giấy tờ chứng minh việc làm, nêu rõ mức lương (Nếu là chủ doanh nghiệp thì phải có giấy đăng ký kinh doanh, biên lai thuế trong 2 năm vừa qua)
- Giấy khám sức khỏe (thời điểm nộp nằm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày khám)
- Nếu có học bổng thì nêu rõ loại học bổng, tiền tài trợ, điều kiện để đạt học bổng
- Giấy chứng nhận đã thanh toán tiền học năm đầu tại trường
3. Giấy Chứng nhận Đầu tư Đảm bảo GIC (đối với SDS)
Đối với các bạn xin visa du học Canada theo diện visa du học SDS thì các bạn còn cần phải nộp kèm theo hồ sơ Giấy Chứng nhận Đầu tư Đảm bảo (GIC) như một điều kiện cần và đủ để bạn apply xin visa theo diện này.
Mỗi giấy có giá trị $10,000 CAD. Các bạn hiện nay chỉ có thể làm việc với ngân hàng Scotiabank để có được giấy này theo đúng quy định của Chính phủ Canada. Số tiền sau được phân bổ đều cho 12 tháng đầu tiên bạn du học, chủ tài khoản là các bạn có thể rút dần để chi trả vào chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Phần 5: Chi phí du học tại Canada
1. Chi phí khi còn ở Việt Nam
1.1. Chi phí đi học tiếng Anh
Hiện nay các khóa ôn luyện tiếng Anh rẻ thì 5 triệu trong vòng 3 tháng, đắt thì 10 triệu cho 1 khóa với thời gian tương đương. Các bạn nào tiếp thu nhanh thì thời gian học ngắn, các bạn nào chật vật với Tiếng Anh thì phải học nhiều khóa, luyện tập thật nhiều.
Trên thực tế, học tiếng Anh là một quá trình trải dài qua nhiều năm, tu luyện, tiếp xúc nhiều mà ngấm vào người. Nếu tính cả quãng thời gian đi học thì không biết bao nhiêu là đủ. Nhưng nếu để tính vào khoảng thời gian một năm trước khi bay thì các bạn có thể sẽ tốn từ 15 triệu đến 30 triệu cho việc học và thi Tiếng Anh.
Riêng một lần thi IELTS hiện nay cũng đã mất 4.750.000 VNĐ tiền phí rồi.
1.2. Chi phí làm hồ sơ xin visa
Các bước |
Chi phí (Đơn vị: VNĐ) |
Tư vấn và xử lý hồ sơ du học | 10.000.000 VNĐ |
Làm hộ chiếu/passport (nếu chưa có) | 200.000 VNĐ |
Thi IELTS | 4.750.000 VNĐ |
Khám sức khỏe xin visa | 100 – 150 USD/lần khám (tương đương với khoảng 2.300.000 – 3.500.000 VNĐ) |
Lệ phí visa | 190 USD (xấp xỉ 4.400.000 VNĐ) |
Vé máy bay | Rơi vào khoảng 500 – 2000 USD tùy thời điểm đặt vé
(Tương đương với khoảng 11.600.000 VNĐ – 46.000.000 VNĐ) |
Tiền mặt mang theo | Khoảng 5,000 USD hoặc 15,000,000 VNĐ (nếu mang nhiều hơn sẽ phải khai báo) |
2 Học phí các trường tại Canada
Loại hình trường học |
Học phí (CAD) |
Khóa Tiếng Anh | $3,000 – $5,000 CAD/3 tháng |
Trung học | $10,000 – $20,000 CAD/năm |
Cao đẳng | $10,000 – $18,000 CAD/năm |
Đại học | $15,000 – $26,000 CAD/năm |
Cao học | $11,000 – $26,000 CAD/năm |
Các loại phụ phí mà các trường sẽ thu thêm:
- Phí đăng ký nhập học: $75 – $300 CAD (chỉ thu 1 lần)
- Phí giám hộ (đối với học sinh chưa đủ 18 hoặc 19 tuổi): $1,000 CAD/năm
- Phí bảo hiểm: $600 – $960 CAD/năm
- Phí sách vở: $1,000 – $1,500 CAD/năm
- Đồng phục (đối với học sinh trung học): $400 CAD
- Phí cơ sở vật chất: $500 CAD/năm
3. Sinh hoạt phí
Ở tỉnh có chi phí thấp thì sẽ rơi vào khoảng $10,000 – $12,000 CAD/năm, các tỉnh cao hơn có thể lên tới $15,000 CAD/năm. Ở các khu vực càng trung tâm, càng đông dân thì chi phí sinh hoạt càng cao.
Phần 6: Một số thông tin mở rộng
- Du học sinh được phép đi làm thêm nếu đang học full-time chính khóa chuyên ngành và trên study permit có ghi rõ, cho phép bạn đi làm
- Các bạn chỉ được phép nghỉ có phép tối đa 150 ngày trong năm học, nghỉ học càng nhiều thì khả năng gia hạn study permit sau này càng thấp
- Học ở Quebec thì phải có giấy CAQ riêng biệt. Không có giấy này sẽ không được học tập, làm việc tại tỉnh. Tỉnh này chủ yếu nói tiếng Pháp, vì vậy khi chọn trường tại đây các bạn nên lưu ý
- Làm thêm nhận cash (Tiền mặt) là từ để ám chỉ việc đi làm thêm chui. Chủ yếu bên này, để đi làm thêm hợp pháp, các bạn cần có số SIN và được nhận lương thông qua chuyển khoản hoặc séc
- Trong năm học, các bạn chỉ được đi làm part-time, không quá 20 tiếng/tuần nhưng các dịp nghỉ lễ, các bạn có thể xin đi làm full-time
- Du học Canada không hề giới hạn độ tuổi, dù bạn 18 hay 30, 50 tuổi vẫn có thể sang. Nhưng Đại sứ quán Canada rất coi trọng sự trung thực trong hồ sơ và cũng làm xét duyệt rất nghiêm, các bạn không nên khai gian hồ sơ, đặc biệt là hồ sơ chứng minh tài chính.