ĐĂNG KÍ THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT được tổ chức 2 lần vào tháng 7 và 12 hàng năm tại 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Vậy hồ sơ đăng ký tham gia Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT năm 2020 được tổ chức bao giờ, thời gian nộp hồ sơ khi nào và hồ sơ đăng ký cần chuẩn bị những gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thi năng lựa tiếng Nhật

KỲ THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT có tên tiếng Nhật đầy đủ là 日本語能力試験(にほんごのうりょくしけん), tên tiếng Anh là Japanese Language Proficiency Test (JLPT). Kì thi có 5 cấp độ đánh giá: N1, N2, N3, N4, N5. Cấp độ cao nhất là N1 và thấp nhất là N5. 

Hồ sơ thi năng lực tiếng Nhật JLPT

Đối tượng dự thi: Dành cho mọi người yêu thích và có trình độ tiếng Nhật phù hợp với cấp độ thi 

Tổng thời gian thi năng lực tiếng Nhật JLPT N5 là 90 phút, trong đó: 20 phút Từ vựng, 40 phút Ngữ pháp + Đọc – hiểu và 30 phút Nghe – hiểu.

Lệ phí hồ sơ : 30.000 đồng/bộ

Lệ phí dự thi : 

N1, N2, N3 : 550.000 đồng/thí sinh 

N4, N5 : 500.000 đồng/thí sinh 

Hồ sơ gồm có:

– CMND photocopy không cần công chứng (phải nhìn rõ được họ tên và ngày tháng năm sinh). 

– 02 Ảnh 3×4  (chụp trong vòng 6 tháng, ghi họ tên, ngày sinh, cấp độ thi mặt sau hình rõ ràng). 

Các điểm mua và tiếp nhận hồ sơ đăng ký thi JLPT

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT được tổ chức tại 4 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, TPHCM, Huế và Đà Nẵng. Bạn hãy chọn điểm thi thuận tiện cho bản thân và đến điểm mua và tiếp nhận hồ sơ đăng ký thi JLPT của từng khu vực như sau.

Hà Nội: 

Thi năng lực tiếng Nhật JLPT N1, N2 tại: Phòng 305 nhà C – Trường Đại Học Hà Nội (Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội)

Thi năng lực tiếng Nhật JLPT N3, N4, N5: Phòng 304 nhà B2, Trường ĐH Ngoại Ngữ – ĐH Quốc Gia HN (Số 1, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội)

TP Hồ Chí Minh: 

Thi năng lực tiếng Nhật JLPT tại: Văn phòng Trung tâm Ngoại ngữ, Phòng K.001, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM    

Huế:

Phòng B104 – Văn phòng khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản, trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại Học Huế, 57 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu, thành phố Huế

Đà Nẵng: 

Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHĐN 131 Lương Nhữ Hộc, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Hướng dẫn cách điền các mục trong hồ sơ

Mục số 1: Trình độ dự thi năng lực tiếng nhật JLPT – điền trình độ mà bạn muốn đăng ký thi N1, N2, N3, N4 hay N5

Mục số 2: Địa điểm thi – lựa chọn địa điểm thi nơi bạn sinh sống, học tập (hiện nay có 3 địa điểm thi Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh).

Mục số 3: Họ tên thí sinh – viết tên của mình bằng chữ in hoa không dấu (lưu ý có dấu cách giữa từng từ)

Mục số 4: Giới tính – chọn Female nếu là nữ, Male nếu là nam

Mục số 5: Ngày tháng năm sinh của thí sinh – điền lần lượt thứ tự ngày sinh đến tháng đến năm sinh (lưu ý nếu các tháng và ngày chỉ có một chữ số thì phải thêm số 0 vào phía trước)

Mục số 6: Mật khẩu – chọn mật khẩu đơn giản, dễ nhớ nhất (thường sẽ dùng ngày tháng năm sinh của mình luôn)

Mục số 7: Ngôn ngữ – Người Việt Nam thì điền mã số là 142

Mục số 8: Địa chỉ – điền địa chỉ mà bạn muốn nhận phiếu dự thi ghi rõ cả số điện thoại và email đề phòng trường hợp sai sót, bên kiểm duyệt hồ sơ có thể liên lạc với bạn để thông báo. Mục POSTAL CODE bạn bỏ trống.

Mục số 9: Nơi học tiếng Nhật – ghi rõ tên nơi mà bạn đã hay đang học tiếng Nhật

Mục số 10: Địa điểm học tiếng Nhật – chọn một trong số những địa chỉ cho sẵn phía bên dưới. Ví dụ cấp 1, cấp 2, cấp 3, trung tâm tiếng Nhật…

Mục số 11: Lý do đăng ký thi năng lực tiếng Nhật của bạn là gì, chọn một trong số những phương án được ghi bên dưới

Mục số 12: Nghề nghiệp của thí sinh – điền các số từ 1 đến 6 theo quy tắc dưới đây:

     1: Học sinh cấp 1

     2: Học sinh cấp 2, cấp 3

     3: Sinh viên Đại học, Cao đẳng, Cao học

     4: Học viên của các trung tâm đào tạo khác

     5: Người đã đi làm, nhân viên công ty

     6: Các trường hợp khác bên trên

Mục số 13: Các loại ngành – Trả lời câu hỏi này trong trường hợp câu 12 bạn chọn nghề nghiệp bản thân là người đang đi làm

Mục số 14: Bạn học tiếng Nhật thông qua phương tiện truyền thông nào – lựa chọn các phương án được cho trước bên dưới

Mục số 15 – 20: Bạn học cái gì thì điền vào như vậy

Mục số 21 – 30: Nếu bạn đã từng tham dự kỳ thi JLPT rồi thì hãy điền đầy đủ thông tin vào (lưu ý bao gồm cả thông tin đã đỗ hoặc trượt)

Mục số 32: Ký và ghi rõ họ tên, điền đầy đủ ngày tháng hoàn thành hồ sơ theo thứ tự năm đến ngày và đến tháng.

Mục số 33: Bạn muốn nhận kết quả tại địa chỉ nào?

•    Viết tên bằng chữ in hoa không dấu

•    Viết địa chỉ bằng tiếng Việt không dấu, viết kèm theo số điện thoại.

Những lưu ý cần thiết khi viết hồ sơ đăng ký dự thi năng lực tiếng Nhật JLPT

Bộ hồ sơ gồm 5 tờ liền nhau do đó bạn phải viết tờ đầu tiên mạnh một chút thì thông tin mới in xuống các tờ còn lại rõ ràng.

Lưu ý viết đúng theo tờ mẫu hướng dẫn

Vừa viết vừa đối chiếu các mục cẩn thận, tránh sai sót đáng tiếc

Phong bì đi kèm ghi đầy đủ thông tin, số điện thoại.

Các bạn lưu ý đăng ký thi năng lực tiếng Nhật JLPT đúng thời hạn để không bỏ lỡ cơ hội dự thi và có được tấm bằng năng lực tiếng Nhật này trong tay sớm nhất có thể nhé. Nếu còn chưa có kế hoạch ôn thi cụ thể hoặc tự tin với khả năng của bản thân, hãy đăng ký luyện thi JLPT ngay với Như Tín

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *